0782 507 153

10 Bước vệ sinh máy lạnh tại nhà

Giới thiệu

"Di chuột" hoặc "chạm" tay vào đây

Tại điện lạnh Minh Quân, quý khách thường xuyên được áp dụng các VOUCHER giảm giá sử dụng các dịch vụ. Ngoài ra còn chế độ bảo hành online, loại bỏ các loại bảo hành bằng giấy thông thường. Tra cứu dễ dàng và tiện lợi

Quý khách có thể tham khảo VOUCHER tại trang Sự Kiện hoặc gọi ngay cho Minh Quân để được hướng dẫn tận tâm

Mục tiêu của Minh Quân chính là khách hàng tái sử dụng dịch vụ (một khách quen hơn tạ khách lạ). Kính mong quý khách cho Minh Quân cơ hội được phục vụ. Chân thành cảm ơn quý khách hàng.

04/06/2023

Viết trong mục Kiến thức máy lạnh

Dưới tiết trời nắng nóng của Thành phố Hồ Chí Minh, việc một hay nhiều chiếc máy lạnh phải hoạt động thường xuyên để làm mát cho căn phòng của các bạn sẽ dẫn đến tình trạng máy bám bụi trong khoảng từ 6 đến 8 tháng. Có bao giờ quý khách thắc mắc vệ sinh máy lạnh sao đơn giản mà giá lại quá cao? Hôm nay em sẽ chia sẻ cũng như hướng cho mọi người về một quy trình, cách vệ sinh máy lạnh hoàn chỉnh

Bước 1: Kiểm tra máy trước khi vệ sinh

Việc kiểm tra tưởng chừng như dư thừa nhưng lại vô cùng quan trọng, việc kiểm tra máy kỹ càng sẽ giúp quý khách hàng có thể tránh được những rủi ro về điện hay tràn nước trong quá trình vệ sinh. Cúp CB sau khi kiểm tra xong

Bước 2: Tháo gỡ dàn áo – mặt nạ – lá quạt đảo và lưới lọc

Tháo gỡ dàn áo của máy lạnh vì chúng ta cần vệ sinh ở bên trong dàn kim loại và quạt lồng xóc của máy lạnh. Quý khách sử dụng 2 tay để 2 bên hông máy lạnh và dùng lực đều hai bên để mở nắp lên. Tiến hành tháo các con ốc + vít của dàn áo. Tùy theo model máy – hãng máy mà sẽ có những vị trí bắt ốc cũng như các khớp, ngàm gài khác nhau. Quý khách cần lưu ý kỹ, tránh trường hợp chưa tháo hết ốc hay ngàm mà cố gắng mở sẽ làm dàn áo bị gãy các ngàm nhựa này

Tháo gỡ dàn áo của máy lạnh vì chúng ta cần vệ sinh ở bên trong dàn kim loại và quạt lồng xóc của máy lạnh. Quý khách sử dụng 2 tay để 2 bên hông máy lạnh và dùng lực đều hai bên để mở nắp lên.

Bước 3: Cách trùm túi bạt vệ sinh máy lạnh

Đây là một loại dụng cụ chắc chắn không thể thiếu trong quá trình quý khách tự vệ sinh máy lạnh, vật dụng là một chuyện, kỹ thuật treo – móc kín đáo sẽ giúp cho tấm bạt này hứng trọn nước thải ra trong quá trình vệ sinh và không bị văng nước ra xung quanh nhà. Sau khi trùm xong, quý khách sử dụng một chiếc khăn khổ để tủ lên phần board mạch. Tránh hơi sương của nước văng vô đó gây chạm board

Xem chi tiết về cách sử dụng túi trùm

Tổng quan và hướng dẫn sử dụng túi trùm vệ sinh máy lạnh
Túi bạt trùm là một vật dụng không thể thiếu trong quá trình vệ sinh máy lạnh

Bước 4: Tiến hành vệ sinh dàn kim loại

Vật dụng để tiến hành phun nước chính là máy bơm chuyên dụng cho việc vệ sinh máy lạnh. Ưu điểm của nó là gọn nhẹ, dễ dùng, áp cao giúp đánh bay bụi bẩn bám trên máy một cách dễ dàng. Ngoài máy lạnh còn có thể vệ sinh xe máy, ô tô, dọn dẹp nhà cửa,….

Bơm xịt dùng để xịt bụi bám bẩn, là một dụng cụ quan trọng nhất của quá trình vệ sinh máy lạnh

Nhược điểm của máy bơm này là nó quá mạnh, sẽ dễ gây ra móp dàn (những lá kim loại bọc quanh lớp ống dẫn gas của dàn kim loại). Khắc phục áp lực mạnh này thông thường chúng ta sẽ mua thêm một loại van chỉnh áp suất, giúp giảm áp lực của nước lên máy khi vệ sinh

Quý khách tiến hành xịt trực tiếp vào lớp lá kim loại, kéo chậm đều từ trái qua phải và phải qua trái (lưu ý né nước ra khỏi phần board mạch) cứ lặp lại như thế cho đến khi máy sạch hẳn. Một số vết bẩn do gỉ sét thì thôi, cố gắng cũng không thể làm sạch được chỗ đó đâu

Bước 5: Vệ sinh bộ phận quạt lồng xóc

Quạt lồng xóc là một loại quạt đặc trưng của máy lạnh, nó cấu tạo là một hình trụ với khả năng thổi gió mạnh. Quạt sẽ là bộ phận bẩn thứ hay, sau chiếc lưới lọc bụi, quạt bẩn sẽ làm cho máy lạnh thổi gió không đều, khách hàng sẽ nghe tiếng gió phựt phựt rất khó chịu

Trở lại vấn đề vệ sinh, quý khách sử dụng 1 ngón tay để tiến hành giữ quạt không bị quay. Lý do là vì quạt quay thì nước sẽ không thể làm sạch được, chạm vào là nó sẽ văng nước ra. Lý do thứ hai chính là vì các dòng máy lạnh Inverter (tiết kiệm điện), quạt của nó là quạt từ, quay ngược với vận tốc quá nhanh sẽ bị chạm – cháy. Do đó ta cần phải cố định khi xịt. Cách xịt thì như dàn lạnh, ta kéo từ trái qua phải và vòng về, lặp lại cho tới khi sạch thì dừng

Xịt quạt lồng xóc cần phải khéo léo, giữ không cho quạt chạy và  xịt từ trái sang phải

Bước 6: Lau khô máy lạnh sau khi vệ sinh

Ở bước này, quý khách khoan hãy tháo tấm bạt trùm, mà ta để nguyên đó và sẽ lau phần nổi của máy trước. Sau đó gạt CB lên và bấm công tắc cho máy chạy (mục đích là để quạt thổi hết nước bên trong phầm chìm của máy ra). Kỹ thuật này không quá cao siêu, tuy nhiên nếu không thể làm hoặc không hiểu về điện thì có thể không làm. Nước sẽ lâu khô hơn thôi, sau khi lau khô ta tiến hành tháo bạt trùm vệ sinh máy lạnh ra

Bước 7: Gắn lại dàn áo máy lạnh hoàn chỉnh

Tháo sao thì ta gắn ngược lại, gắn theo quy trình lớp mặt nạ -> lưới lọc bụi -> lá đảo gió của máy lạnh. Gắn cẩn thận tránh rơi vỡ làm thiệt hại tài sản

Bước 8: Vệ sinh dàn nóng

Một phận có chức năng đẩy gas làm mát cho căn phòng lại đặt ở ngoài trời thì chắc chắn là nó sẽ không bao giờ sạch. Quý khách tiến hành tắt máy lạnh sao cho quạt cục nóng ngưng hoàn toàn thì ta tiến hành xịt.

Xịt từ đăng sau cục nóng nếu được (vì nó là nơi bám bụi nhiều nhất), nếu cục nóng treo trên eke, hay không gian hẹp thì ta có thể xịt từ phía cánh quạt, nhưng cần có một vật dụng dài như chiếc đũa, cây tua-vit… để quạt không quay trong quá trình xịt, quạt quay thì tất nhiên nước sẽ không thể xịt được vô sâu bên trong và chạm tới lớp bụi được

 Quý khách tiến hành tắt máy lạnh sao cho quạt cục nóng ngưng hoàn toàn thì ta tiến hành xịt. Xịt từ đăng sau cục nóng nếu được (vì nó là nơi bám bụi nhiều nhất), nếu cục nóng treo trên eke, hay không gian hẹp thì ta có thể xịt từ phía cánh quạt, nhưng cần có một vật dụng dài như chiếc đũa, cây tua-vit... để quạt không quay trong quá trình xịt

Bước 9: Dọn dẹp chiến trường cục nóng

Cục nóng bám rất nhiều bụi cho nên chắc chắc một điều rằng là nước thải xuống của nó sẽ đen như dầu luyn. Khâu vệ sinh tưởng không liên quan đến máy móc nhưng thực tế nó đảm bảo cho không gian cảnh quan của chính quý khách

Bước 10: Bật máy lạnh chạy và kiểm tra

Sau khi hoàn chỉnh các bước trên, quý khách bật máy lạnh lên và cho chạy thử 15 phút, cảm nhận xem máy có lạnh hơn so với ban đầu không

Tóm lại, việc tự vệ sinh máy lạnh đối với những người không chuyên thì em vẫn khuyên là không nên, lý do như sau:

  • Kinh nghiệm thấp: 4 đến 6 tháng mới vệ sinh một lần chắc chắn chúng ta sẽ không thể có kinh nghiệm cao được
  • Chi phí trang thiết bị mắc: Máy bơm + túi trùm + tua-vit + thang. Tổng chi phí cũng khoảng hơn 4 triệu, trong khi phí vệ sinh máy lạnh chỉ 200.000 một máy
  • Tốn công sức: Không có kinh nghiệm cao chắc chắn sẽ tốn thời gian lâu hơn để đạt được kết quả như khi thuê thợ về làm. Ngoài ra nếu không may sẽ dễ bị hỏng hóc linh kiện trong quá trình vệ sinh vì quý khách có thể quên một bước nào đó

Tuy nhiên những lý do mà em đưa ra ở trên chỉ đối với trường hợp nhà có một máy, đối với nhà có hai máy lạnh trở lên thì đó cũng có thể là một lựa chọn không quá phí phạm, vì máy bơm có thể rửa xe, tua-vit có thể dùng để tháo mở các vật dụng khác trong nhà. Do đó Minh Quân mong mọi người hãy suy nghĩ kỹ trước khi đưa ra quyết định có nên tự vệ sinh máy lạnh tại nhà không hay phải thuê thợ về làm để tiết kiệm thời gian và tránh các rủi ro cho linh kiện máy hơn….

Nếu khách hàng có nhu cầu tìm kiếm một dịch vụ vệ sinh máy lạnh uy tín tại thành phố Hồ Chí Minh thì có thể liên hệ ngay cho điện lạnh Minh Quân hoặc tham khảo qua dịch vụ tại đây

Xem thêm: Dịch vụ vệ sinh máy lạnh tại TPHCM
Bản quyền © thuộc về Điện lạnh Minh Quân
0782507153